Ai đã từng đi ngang những con đường nhà giàu như Phú Mỹ Hưng quận 7 hay Thảo Điền quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh có từng đặt ra cho mình câu hỏi: Những con người sau các cánh cổng biệt thự, biệt phủ này đã phải trải qua những gì trước khi tạo ra được cơ nghiệp để đời như vậy ?
1. Xã hội này không phải mái ấm tình thương
Khi một đứa trẻ ra đời, cất tiếng khóc, nghĩa là bắt đầu đối diện với một hành trình sinh tồn đầy cam go và khốc liệt. Tất cả chúng ta đều phải đối diện với sự sàng lọc của tự nhiên.
Rời vòng tay cha mẹ, bước vào đời, cái mà con người phải đối diện chính là thực tế cuộc sống rất khắc nghiệt, trần trụi nhưng cũng rất sòng phẳng và công bình.
Khắc nghiệt như thế nào ?
Đó là môi trường rèn luyện nghiêm khắc với đủ thử thách mà mỗi một người phải rèn luyện đến mệt nhoài, nếu không vượt qua được sẽ đáp lại là sự trách phạt, vấp ngã, trả giá.
Xã hội thay đổi và chuyển động từng giờ từng phút, ai không linh hoạt, không chịu thích nghi, không chịu lột xác, thay da đổi thịt liên tục thì sẽ bị tụt hậu, bị ra rìa, bị văng khỏi vòng quay của bánh xe đang lăn, bị lạc lối và giam cầm mãi trong ma trận của vấn đề. Vô cùng tàn khốc và hà khắc đến tàn nhẫn.
Xã hội sẽ không nâng niu hay ôm ấp xoa dịu khi ta yếu đuối và vấp ngã, không đổ thừa cái sai của chúng ta cho 1 ai đó, một việc gì đó, mà đích thân quẳng ta vào lò lửa của hiện thực để ta học được kinh nghiệm và tôi luyện bản lĩnh làm người, sờ lửa thì bỏng tay, lơ đãng thì lạc lối, yếu lòng thì bị đẩy cho nghiêng ngã và rơi xuống đáy. Quy trình học hành của một sinh linh từ lúc ra đời đã thế, không thể xem nhẹ !
Xã hội là lò luyện linh đan khi mà ta có khóc lóc hay tỏ ra đáng thương thì cũng không ai đoái hoài, mệt mỏi vất vả thì phải cố gắng mà gồng gánh, bị tổn thương hay đau khổ thì là lúc nhìn thấy được đen bạc, thật giả của lòng người
Mái ấm tình thương cũng chưa bao giờ là thiên đường cho bất cứ một ai. Đó chỉ là cứu cánh cho những em bé cơ nhỡ, những sinh linh vô tội cần sự tương trợ của xã hội ở một giai đoạn non nớt chưa đủ sức để lớn khôn mà tự bảo vệ mình.
Công bình ra sao ?
Trên tất cả, xã hội là bầu trời công bình và thực tế, bởi mỗi con người sinh ra không phải nằm yên đó mà không chịu học hỏi, rèn luyện, trải nghiệm, trưởng thành. Đứa trẻ phải học từng bước từ trườn, bò, đứng, đi rồi chạy. Gà mái mẹ chỉ có thể che chở cho con lúc non nớt, đến khi đã đủ sức rồi thì không còn bất cứ sự bảo vệ nào nữa, đại bàng dạy con bằng cách quẳng xuống vực sâu để từ đó đại bàng con trưởng thành mà bay lên, nếu không thì chỉ có tan xác.
Tự nhiên đủ lòng yêu thương cho phép đứa trẻ đến với thế giới này, dù biết đủ sự khắc nghiệt hiểm nguy, bằng niềm tin to lớn. Lòng từ bi của Tạo hoá không hề uỷ mị và cải lương, sướt mướt hay nhu nhược. Lòng từ bi đó bao trùm lên các quy luật sinh tồn, sàng lọc được các nhân tố đủ mạnh và đủ tiến hoá. Ngọn lửa thiêu rụi cánh rừng rồi.
Bản lĩnh là trách nhiệm với chính bản thân, với chính sinh mệnh, với chính cuộc đời của mình, không đủ sức để tôi rèn thì đều là hèn nhát, trốn tránh và ấu trĩ, dù có được bao nhiêu năm tuổi thọ ánh sáng.
Không có bản lĩnh thì sẽ tuyệt vọng khi đối diện với bản thân, nên đa phần con người hướng ra ngoài để biện hộ cho sự thất bại của chính mình. Nó đi ngược với sự văn minh, ngược với quy luật phát triển của tự nhiên, thấp mà với lên cao, chân núi mà trình bày về đỉnh Thái Sơn, ngược với Thiên Đạo. Quay nhìn lại bản thân chỉ là con số không tròn trĩnh, thậm chí không đủ dạng hình tiến hoá !
Thiên Đạo là từ thấp tiến hoá lên cao, từ nhỏ mà thành lớn, từ đơn thuần mà thành vĩ đại, không có sự đi ngược. Trong sự vận động đó, cần có sự khiêm nhường, biết thân biết phận, biết người biết ta.
Những giọt nước mắt từng rơi xuống, những cay đắng từng thấm thía, những vất vả từng trải nghiệm, những uất ức từng nuốt ngược vào đáy lòng, những đau khổ từng gánh chịu chính là lửa để tôi luyện linh đan, thử vàng ròng nhân thế để một con người trưởng thành và trở thành hình tượng tốt nhất thế gian mà đích thân ta tự mình chứng nghiệm.
2. Năng lực – Nỗ lực – Nghị lực – Tiềm lực – Nguồn lực – Quyền lực
Có đơn giản để ai đó trở thành người thành công, giàu có trong xã hội này không ?
Báo chí viết: “Năm 2019, số người siêu giàu (sở hữu tài sản có thể đầu tư trên 30 triệu USD) tại Việt Nam là 405 người. Song sang năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến con số này giảm còn 390 người.”
1 Thống kê khác vào 5/2020 cho biết có tổng cộng 458 người Việt siêu giàu trên tổng số 98.000.000 người dân Việt Nam, chiếm 0,000469 %. Nhìn vào tỉ lệ đó, nhìn những con số 0 phía sau dấu phẩy, chúng ta thực sự nghĩ gì ?
Để lọt top 1% giàu nhất Việt Nam – Tức là đứng vào danh sách gần 1 triệu người giàu nhất Việt Nam, thì đó chắc chắn không đơn giản là một mong muốn bình thường, vu vơ, chém gió, hoặc nói cho hay. Mà đó là cả một giấc mơ mà 97 triệu người còn lại đều không với tới được trong cả 1 đời, thậm chí nhiều đời, nhiều thế hệ !!! đó là ta chưa kể con số thống kê phần còn lại của thế giới !
“No pain, no gain”, để trở nên thành công, giàu có đòi hỏi sự năng lực, nỗ lực, rèn luyện và nghị lực phi thường. Không đủ bản lĩnh thì đừng bước ra làm ăn hay mở miệng chê bai, xúc phạm, vu vạ người khác, hãy quay về chăm chút cho cái máng lợn của mình tự kiểm điểm, xem xét, tu sửa đến bao giờ tỉnh ngộ thì thôi !
Không có thành công nào chưa từng trải nghiệm đau thương, vất vả của hành trình thực thi và làm giàu, mà không đối diện với những khoảnh khắc ngặt nghèo, nguy hiểm và thử thách lòng kiên định đến tận cùng.
Người chưa từng vượt qua được những thử thách về game tiền, chưa từng chứng minh được năng lực của mình, chưa từng thành công trong hành trình tu thân lập chí thì vẫn không trọn hành trình trải nghiệm game đời.
Năng lực là tố chất được trời cho.
Năng lực không thể phát huy được nếu như không có nỗ lực và nghị lực.
Cả 3 yếu tố này cùng là tố chất để trở thành tiềm lực trong hiện tại để xây dựng Nguồn lực về lâu dài cho một con người, một đội ngũ, một tập thể trí tuệ ưu tú.
3. Tại sao Thảo vọng chỉ có được sau hành trình kiến thiết tiền tố Nguồn lực để tạo quyền lực ?
Năng lực
Nỗ lực
Nghị lực
sẽ tạo nên Nguồn lực và Tiềm lực để khẳng định Quyền lực, kiến thiết Vận hội
Có Nguồn lực sẽ có Quyền lực
Chẳng có thảo vọng nào thành hiện thực nếu như không có 6 tiền tố kể trên.
Đấng Sáng tạo vốn ban sẵn cho loài người sự sung túc sẵn có. Thế nhưng con người không đủ niềm tin, lòng tin, sự tin cậy. Bước chân đầu tiên đã sai nên từ đó về sau luôn là hành trình đi ngược tự nhiên.
Thuận dòng tự nhiên là có đủ sung túc, thịnh vượng, đầy đủ, thoả mãn để cho đi, trao tặng cho thế gian này. Chúng ta có đủ trí thông minh siêu phàm hoàn hảo để kiến thiết nên những điều tốt đẹp vì lợi ích của nhân loại thay vì phải tranh đoạt và chiến đấu để chiếm lấy vị trí nào đó nhỏ hẹp hay giới hạn trên thế gian này.
Tư duy thiếu thốn khiến cho con người không nhận biết được những gì mình có nên lao đi trong mê mờ. Và người người cho đi cũng chỉ mong được nhận lại, chờ đợi sự công nhận hay tưởng thưởng. Ta không yêu thương được bản thân nên thường là sự trao đổi lợi ích được nguỵ tạo bằng lớp bọc bên ngoài của tình yêu giả tạo, lòng trắc ẩn giả tạo để phủ lên các kì vọng xuất phát từ bản ngã cá nhân.
Chỉ những ai, khi đã đầy ắp và có đủ lòng tin, sẽ chứng ngộ được sự hiện diện của Đấng Thiêng Liêng, vượt lên trên những kì vọng thôi thúc cho bản thân mà đón nhận được sự hoà hợp và dẫn dắt của trí tuệ nội tâm. Đủ khiêm nhường để chọn lấy sự thần thánh, tuyệt đối, tối cao, hùng vĩ và lớn lao.
Con người nhận biết được niềm vui từ việc hành động là phần thưởng quan trọng nhất, mà vật chất chỉ là lớp áo phủ bên ngoài. Trong vinh quang mà con người ấy nhận được không có sự trống rỗng, mà đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của hành trình đối diện với đau khổ, hiểm nguy, thất bại và tranh đấu mà không gục ngã, của hổ thẹn và khát vọng mạnh mẽ để lựa chọn lấy bản chất cao cả thay vì thấp kém.
Thảo vọng khi ấy là cực lạc – là sự kết nối thiêng liêng vĩnh hằng !